Trường nội trú – boarding school là gì? - Du Học Thành Công
Tìm Trường
Loại trường
Bậc học
Quốc gia
Tiểu bang
Tỉnh
Tiểu bang (Úc)
Loại địa điểm
Giới tính
Các môn
23/11/2022

Trường nội trú – boarding school là gì?

Khái niệm “boarding school” 

“Boarding school” – trường nội trú được hiểu là những trường có ký túc xá trong khuôn viên trường để học sinh có thể sinh sống tại trường. Từ “boarding” là viết tắt của cụm từ “room and board” có nghĩa là phòng ở và bữa ăn, thể hiện rằng học sinh sẽ ăn và ở tại trường. Tại Mỹ hiện có khoảng hơn 300 trường nội trú đã được kiểm định. 

Hiện nay, các gia đình có xu hướng cho con đi du học từ sớm và trường nội trú là một sự lựa chọn lý tưởng cho học sinh. Môi trường tại trường nội trú vô cùng an toàn, các thầy cô luôn sẵn sàng hỗ trợ và các trường nội trú thường có một tỷ lệ học sinh quốc tế đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, tạo nên một môi trường học đa văn hoá. Việc đi du học sớm cũng giúp các bạn học sinh nâng cao kỹ năng tiếng Anh, rèn luyện tính tự lập và tạo nền tảng vững chắc cho việc học đại học sau này. 

Theo thống kê từ trang University World News (Trang tin tức về trường đại học trên thế giới), Việt nam có khoảng 300.000 học sinh đang theo học tại các trường trung học nội trú tại Mỹ, con số ấn tượng này đã giúp Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới trong thị trường du học. Một nghiện cứu khác đến từ khảo sát của The Association of Boarding Schools – TABS (Hiệp hội các trường nội trú) cho những người đã đi làm chỉ ra rằng có hơn 50% là cựu học sinh trung học nội trú giữ các chức vụ quản lý quan trọng, trong đó chỉ có khoảng 27% là cựu học sinh trường công ngoại trú và trong số đó hơn 90% học sinh cảm thấy hài lòng với chương trình học và giáo viên tại các trường tư thục nội trú Mỹ. 

Phân loại trường nội trú 

Có nhiều phân loại khi nhắc đến trường nội trú tại Mỹ, nhưng cơ bản là các loại sau:

  • Trường Full boarding school (trường 100% nội trú): Tất cả hoạt động học tập và sinh hoạt của học sinh từ thứ hai đến chủ nhật đều diễn ra tại trường và ký túc xá của trường. Cuối tuần thường sẽ có những hoạt động ngoại khóa hoặc sinh hoạt tại trường với sự hướng dẫn của giáo viên.
  • Trường Weekly boarding school: cũng như full boarding school nhưng học sinh sẽ về nhà vào cuối tuần và quay lại trường học vào ngày thứ hai
  • Trường Flexi boarding school: cùng khái niệm với full boarding school nhưng học sinh được linh động lựa chọn có ăn sáng tại trường hay không, sẽ tuỳ chọn ở lại trường tham gia nhiều hoạt động sau giờ học rồi mới về nhà, hoặc chọn sẽ ngủ lại trường những ngày nào trong tuần.
  • Trường Nội trú phân chia theo giới tính gồm có Boys’ boarding schools (Trường nội trú nam: chỉ nhận học sinh nam), Girls’ boarding schools (Trường nội trú nữ: chỉ nhận học sinh nữ), Co-ed boarding schools (Trường nội trú không phân biệt giới tính: nhận học sinh mọi giới tính). Nhưng đa phần là các trường nội trú hiện nay là các trường không phân biệt giới tính.
  • Trường nội trú theo Tín ngưỡng được gọi là Religious boarding schools: trường theo một tôn giáo nhất định nào đó. Có những trường bắt buộc học sinh theo học cũng phải theo tôn giáo  cũng như tham gia học nghiêm túc về tôn giáo đó. Bên cạnh đó cũng có những trường tôn giáo nhưng vẫn chào đón học sinh từ những tín ngưỡng khác, học sinh chỉ cần học những môn học cơ bản về tôn giáo của trường, không vi phạm đạo đức, và tôn trọng tôn giáo mà trường đang theo.

Một ngày học tại ‘boarding school’ sẽ diễn ra như thế nào?

Thời gian biểu một ngày tại trường “boarding school” sẽ khác nhau ở mỗi trường và thậm chí là khác nhau giữa mỗi học sinh. Chương trình học ở Mỹ chú trọng đến việc cá nhân hoá, học sinh được lựa chọn môn học cho mình. 

  • 07:45 – 08:20 Điểm danh buổi sáng và ăn sáng tại khu vực nhà hàng
  • 08:25 – 15:00 Vào lớp học
  • 15:30 – 17:30 Tập thể thao hoặc 
  • 18:00 – 18:30 Ăn tối tại khu vực nhà hàng
  • 18:35 – 19:30 Thời gian tự do để làm bài tập, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động ngoài trời,…
  • 19:35 – 21:30 Học tập tại hội trường với sự hướng dẫn của quản giáo hoặc giáo viên
  • 21:35 – 22:55 Thời gian tự do để làm bài tập, vui chơi giải trí, ăn nhẹ ban đêm, vệ sinh cá nhân và chuẩn bị cho ngày học tiếp theo,…
  • 23:00 Tắt đèn đi ngủ

Học sinh tại “boarding school” làm gì vào cuối tuần? 

Cuối tuần là thời gian dành cho hoạt động ngoại khoá của học sinh nội trú. Các trường sẽ có lịch trình hoạt động dã ngoại mỗi tuần khác nhau. Có thể là các chuyến đi cắm trại trong rừng, chèo thuyền trên sông hoặc đơn giản là tổ chức các trò chơi ngay trong khuôn viên trường. 

Lịch trình tham khảo:

Tối thứ 6:

  • 18:00 Ăn tối
  • 19:00 – 21:30 Khởi hành đi xem phim và mua sắm tại trung tâm thương mại, hoặc tham quan bảo tàng, di tích văn hoá. Những hoạt động này sẽ được trường cân nhắc và sắp xếp phù hợp
  • 21:35 – 22:55 Thời gian tự do vui chơi giải trí, ăn nhẹ ban đêm, vệ sinh cá nhân,
  • 23:00 Tắt đèn đi ngủ

Tối thứ 7 và Chủ Nhật:

  • Nghỉ ngơi tự do
  • 10:30 ăn nhẹ
  • 11:00 – 14:00 Tập thể thao hoặc vận động ở sân vận động. Hoặc sẽ được sắp xếp đi dã ngoại, tham gia những buổi nói chuyện chuyên đề, di tích lịch sử văn hoá. Lịch trình sẽ được sắp xếp cụ thể và khoa học hàng tuần.
  • 16:00 – Khởi hành đi vùng ngoại ô và ăn tối tại nhà hàng bên ngoài. Những học sinh ko tham gia có thể ở lại trường và sinh hoạt tự do ở ký túc xá
  • 23:00 Tắt đèn đi ngủ

(thông tin chỉ mang tính chất tham khảo)

Lợi ích và hạn chế khi học tại “boarding school” 

Lợi ích

  • Môi trường học tập an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn, có sự giám sát của giáo viên 24/7 
  • Các trường có cơ sở vật chất hiện đại, bể bơi, sân vận động, sân tennis, bóng rổ, nhạc cụ, câu lạc bộ giúp học sinh có thời gian rèn luyện thể chất và phát triển toàn diện.
  • Tỷ lệ giáo viên : học sinh ở các trường nội trú khá thấp nên mỗi học sinh đều nhận được sự quan tâm chu đáo của các thầy cô trong trường. Sĩ số lớp học nhỏ nên học sinh có nhiều không gian để thể hiện bản thân và có nhiều cơ hội tương tác với các bạn cùng lớp và giáo viên. 
  • Rèn luyện và phát triển khả năng tự lập, kỹ năng giao tiếp, sự tự tin và khả năng thích nghi với môi trường mới. Học sinh sẽ học được cách tự chăm sóc bản thân, sắp xếp công việc cá nhân một cách khoa học và tự tìm ra cách giải quyết những khó khăn khi sống xa gia đình. 
  • Có nhiều cơ hội giao lưu, kết bạn với học sinh bản địa và học sinh quốc tế. Các bạn học sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ đem đến những kiến thức, văn hoá, bản sắc bản địa riêng từ quốc gia của mình. Sự đa dạng này mang lại cho môi trường nội trú thêm màu sắc, học sinh sẽ hiểu hơn về con người, đời sống, văn hoá, cách giao tiếp,…hay đơn giản chỉ là thêm những mối quan hệ bạn bè từ nhiều quốc gia khác nhau.
  • Nhiều hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại. Ngoài giờ học và sinh hoạt tập trung tại trường. Học sinh sẽ được cùng bạn bè tham gia nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội, sự kiện địa phương, khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng…

Hạn chế

  • Vì phải sống xa gia đình nên học sinh thường hay nhớ nhà
  • Khó khăn cho gia đình trong việc quản lý và kết nối với học sinh.
  • Học sinh có thể gặp trở ngại ban đầu khi hoà nhập với một cộng đồng mới. 
  • Tài chính cũng là một vấn đề vì ngoài tiền học phí, phụ huynh còn phải chi trả cho ăn ở, sinh hoạt phí, chi phí đi lại, bảo hiểm, sách vở và đồ dùng học tập…cho học sinh khi theo học tại các trường nội trú.

 

Có thêm câu hỏi?

Trò chuyện với cố vấn của chúng tôi