Visa J1 là gì? Thời hạn, hồ sơ cần thiết để xin visa J1
- FAQ
Visa J1
Thị Thực loại J của chương trình khách trao đổi được thiết kế để tăng cường sự giao lưu về con người, kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực giáo dục, nghệ thuật và khoa học. Đương đơn bao gồm học sinh thuộc các cấp học; học viên được đào tạo thực tế với các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan; giáo viên các trường tiểu học, trung học và chuyên ngành; các giáo sư đến để giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các học viện học tập cao hơn; các học giả nghiên cứu; học viên chuyên nghiệp trong các lĩnh vực y tế và liên kết; và khách quốc tế đến với mục đích du lịch, quan sát, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ, hoặc thể hiện kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, hoặc tham gia vào các chương trình giao lưu có tổ chức.
Visa Mỹ diện J1 bao gồm các đối tượng:
- Học sinh trung học và sinh viên đại học, cao học;
- Thực tập sinh; Nghiên cứu sinh;
- Giáo viên tiểu học và trung học; giáo sư đại học;
- Chuyên viên/ Thực tập ngành Y tế tham gia khóa huấn luyện tại Hoa Kỳ;
- Chuyên gia, Khách mời các chương trình nghiên cứu, đào tạo, trao đổi văn hóa;
- Hướng dẫn viên cắm trại;
- Giúp việc và chăm sóc giáo dục (người trẻ sinh sống với các gia đình Mỹ để giúp việc, chăm sóc và giáo dục trẻ em);
Visa J1 có thời hạn bao lâu?
- Với tấm visa du học Mỹ J1, bạn được phép ở lại Mỹ từ hai đến ba năm. Tuy nhiên, thời hạn cụ thể sẽ phụ thuộc vào chương trình bạn đăng ký.
- Nếu bạn là sinh viên Đại học, thị thực của bạn vẫn có giá trị kéo dài theo thời hạn chương trình học. Tuy nhiên, với các chương trình trao đổi ngắn hạn, bạn thường chỉ có thể ở lại trong vòng 3 tháng, 6 tháng đến 1 năm.
- Thông thường, du học sinh có thị thực J1 đều được phép ở lại thêm 30 ngày kể từ khi visa hết hạn để thu xếp việc về nước.
Điều kiện tham gia chương trình visa J1 Mỹ
- Các ứng viên đăng ký visa J1 phải tham gia vào chương trình thuộc quản lý bởi một trong các tổ chức sau: trường đại học, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ. Đặc biệt, mỗi chương trình trên sẽ có những yêu cầu cụ thể mà ứng viên cần đáp ứng
- Một yêu cầu không thể thiếu là bạn phải đáp ứng điều kiện tiếng anh để đăng ký chương trình.
- Ứng viên xin visa J1 cần có bảo hiểm y tế và đóng đầy đủ phí tham gia chương trình như phí Bộ An Ninh Nội Địa, phí xử lý, cũng như là phí bảo hiểm visa.
Để xin được loại visa này, bạn cần phải chứng minh:
- Có nguồn tài chính đầy đủ để chi trả cho mọi chi phí của thời gian lưu trú và chuyến quay trở về.
- Có khả năng tiếng Anh phù hợp.
- Có ràng buộc chặt chẽ với nước nơi mình nộp đơn xin visa đi Hoa Kỳ.
- Có bằng chứng chứng tỏ rằng mình sẽ rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc chương trình.
Hồ sơ xin visa J1
Mỗi đương đơn cần phải nộp:
- Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.
- Căn cước công dân (nếu có).
- Đơn xin cấp Visa/thị thực Mỹ – DS 160 dành cho Visa không định cư. Học sinh được yêu cầu điền mẫu đơn này theo quy định và gửi đến ĐSQ/LSQ nơi học sinh nộp hồ sơ xin cấp Visa.
- Một (1) ảnh 5cmx5cm chụp trong vòng sáu tháng gần đây.
- Trừ khi chương trình J của bạn được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ (với mã chương trình bắt đầu bằng chữ “G”), bạn phải có biên nhận đóng phí xin thị thực không định cư. Mức phí là 160 USD, được thanh toán bằng tiền tệ địa phương và phí này không được hoàn lại.
- Mẫu đơn DS-2019 đã được chấp thuận từ chương trình của Hoa Kỳ.
- Trừ khi chương trình J của bạn được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ (với mã chương trình bắt đầu bằng chữ “G”), bạn phải thanh toán lệ phí SEVIS của Mẫu đơn I-901. Phí SEVIS I-901 là lệ phí bắt buộc do Quốc hội Mỹ quy định nhằm hỗ trợ hệ thống tự động quản lý sinh viên và khách trao đổi để đảm bảo rằng họ đang cư trú hợp pháp tại Mỹ.
- I-20 được cấp bởi trường học mà học sinh sẽ theo học trong các năm tại Mỹ. Cần là I-20 gốc được nhà trường gửi trực tiếp đến gia đình học sinh qua đường bưu điện. Hoặc là I-20 có chữ ký điện tử của nhà trường, được gửi qua email.
- Xác nhận lịch hẹn phỏng vấn Visa.
Những giấy tờ bạn nên mang đến buổi phỏng vấn:
- Giấy tờ thể hiện sự ràng buộc chặt chẽ về tài chính, xã hội và gia đình đối với đất nước của bạn mà sẽ khiến bạn phải trở về quốc gia của mình sau khi chương trình học tập tại Hoa Kỳ kết thúc.
- Giấy tờ về tài chính và mọi giấy tờ khác mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ việc xin Thị thực và cung cấp bằng chứng tin cậy rằng bạn có đủ ngân sách sẵn có để thanh toán mọi chi phí cho năm học đầu tiên và rằng bạn có quyền sử dụng ngân sách đủ để chi trả mọi chi phí trong khi bạn lưu trú tại Hoa Kỳ.
- Bản sao các bản sao kê ngân hàng sẽ không được chấp nhận trừ khi bạn cũng có thể xuất trình bản sao kê ngân hàng gốc hoặc sổ sách ngân hàng gốc.
- Nếu bạn được người khác tài trợ về tài chính, hãy mang theo bằng chứng về mối quan hệ của bạn với người tài trợ (chẳng hạn như giấy khai sinh của bạn), mẫu đơn thuế gốc gần đây nhất của người tài trợ và sổ sách ngân hàng của người tài trợ và/hoặc chứng nhận tiền gửi cố định.
- Các giấy tờ thể hiện sự chuẩn bị học tập. Các giấy tờ hữu ích bao gồm bản sao học bạ (ưu tiên bản gốc) có điểm số, chứng chỉ, chứng nhận (trình độ A, v.v.), điểm SAT, TOEFL, v.v. và các bằng cấp.