Phân tích một bài luận mẫu được nhận vào Yale - Du Học Thành Công
Tìm Trường
Loại trường
Bậc học
Quốc gia
Tiểu bang
Tỉnh
Tiểu bang (Úc)
Loại địa điểm
Giới tính
Các môn
10/05/2024

Phân tích một bài luận mẫu được nhận vào Yale 

Bài luận cá nhân này đã giúp tác giả được nhận vào Yale. Việc học từ bài luận này có thể giúp bạn vào được ngôi trường mơ ước. 

Yale không chỉ là một trong những trường đại học tốt nhất ở Hoa Kỳ mà còn là một trong những trường tốt nhất trên thế giới. Chỉ những cá nhân xuất sắc nhất mới có thể được nhận vào Yale, và mỗi năm trường từ chối hàng nghìn sinh viên có điểm xuất sắc, hay CV nổi bật với các hoạt động ngoại khóa truyền cảm hứng. Để trở nên nổi bật giữa đám đông toàn người giỏi, bạn cần một bài luận thực sự đáng nhớ và gây ấn tượng mạnh. Đó chính là điều Jeffrey C. Yu đã làm với bài luận này, giúp anh được nhận vào Yale. Hãy đọc toàn bộ bài luận bên dưới cùng  những ghi chú đi kem của chúng tôi để học hỏi kinh nghiệm từ Jeffrey.

Một bài luận về người cha mà không hẳn là về người cha

Bài luận bên dưới là của Jeffrey C. Yu, một sinh viên gốc Hoa đã được nhận vào Yale. Bài luận của anh là một cái nhìn đẹp đẽ về người cha của anh, một con người độc đáo và thú vị củ, và điều này đã giúp truyền đạt con người của Jeffrey và những giá trị quan trọng với anh. Đây chính là chức năng quan trọng nhất trong bài luận cá nhân gửi trường đại học. Hãy cho nhà trường biết bạn là ai và khiến họ ghi nhớ bạn. 

Chúng tôi sẽ trích dẫn toàn bộ bài luận bằng tiếng Anh. Bạn nên đọc toàn văn. Sau đó, ta sẽ cùng phân tích cặn kẽ để xem vì sao đó là một bài luận hay và thành công. Từ đó, chúng tôi sẽ rút ra một vài bài học kinh nghiệm để bạn có thể áp dụng kể câu chuyện của riêng mình, theo cách của riêng mình.

Bài luận

Not all sons of doctors raise baby ducks and chickens in their kitchen. But I do. My dad taught me.

While my childhood was spent in a deteriorating industrial town, my dad was raised during the onset of Mao Zedong’s Cultural Revolution. After forgoing university so his sister could attend, my dad worked on a commune as a farmer. So while I grew up immersed in airy Beethoven melodies each morning, my dad grew up amid the earthy aromas of hay and livestock. Every time that I look between our grand piano and our baby chickens, I’m amazed by the stark differences between our childhoods, and how in raising livestock, my dad shares a piece of his own rural upbringing with me.

Embracing these differences, my dad has introduced me to diverse experiences, from molding statues out of toilet paper plaster to building greenhouses from the ground up. So you might be wondering: What does he do for a traditional 9-to-5 job? He’s already captained a research vessel that’s navigated across the Pacific, designed three patentable wind turbines and held every position imaginable, from sous chef to Motorola technician.

The answer? Nothing. He’s actually a stay-at-home dad right now.

My family is a matriarchy in a patriarchal community. Accordingly, I’m greeted with astonishment whenever I try to explain my dad’s financial status. “How lazy and unmotivated he must be!” Many try to hide their surprise, but their furtive glances say it all. In a society that places economic value at the forefront of worth, these assumptions might apply to other individuals, but not to my dad.

When I look at the media, whether it be the front cover of a newspaper or a featured story in a website article, I often see highlights of parents who work incredible hours and odd jobs to ensure their children receive a good upbringing. While those stories are certainly worthy of praise, they often overshadow the less visible, equally important actions of people like my dad.

I realize now that my dad has sacrificed his promising career and financial pride to ensure that his son would get all of the proper attention, care and moral upbringing he needed. Through his quiet, selfless actions, my dad has given me more than can be bought from a paycheck and redefined my understanding of how we, as people, can choose to live our lives.

I’m proud to say that my dad is the richest man I know — rich not in capital, but in character. Infused with the ingenuity to tear down complex physics and calculus problems, electrified with the vigor of a young entrepreneur (despite beginning his fledgling windmill start-up at the age of 50) and imbued with the kindness to shuttle his son to practices and rehearsals. At the end of the day, it’s those traits in people that matter more to me than who they are on paper.

Stories like my dad’s remind me that worth can come in forms other than a six-figure salary. He’s an inspiration, reminding me that optimism, passion and creativity can make a difference in a life as young as mine. It’s those unspoken virtues that define me. Whether it’s when I fold napkin lotuses for my soup kitchen’s Christmas dinner, or bake challah bread French toast sticks for my chemistry class, I’m aware that achievement doesn’t have to be measured empirically. It’s that entrepreneurial, self-driven determination to bring ideas to life that drives me. My dad lives life off the beaten path. I, too, hope to bring that unorthodox attitude to other people and communities.

All too often I’m left with the seemingly unanswerable question: “What does my dad do?” But the answer, all too simply, is that he does what he does best: Inspire his son.

Phân tích cụ thể từng câu

Sau khi đọc bài luận trên, bây giờ, ta sẽ cùng đọc với nhau để hiểu làm cách nào mà bài luận này trở nên khác biệt, cũng như hiểu được những lựa chọn của Jeffrey giúp anh thành công.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý, không ai giống ai và những lựa chọn của Jeffrey không nhất thiết phù hợp với bạn. Đây chỉ là một ví dụ về một ứng viên được nhận vào Yale. Nhưng những gì học được từ bài luận này có thể áp dụng với bất cứ ai. Bạn hãy cứ là mình, hãy suy nghĩ thấu đáo, và bạn sẽ thành công. 

Tạo nên những kết hợp bất ngờ để có mở bài đáng nhớ 

Not all sons of doctors raise baby ducks and chickens in their kitchen. But I do. My dad taught me.

Phần lớn các bài luận mà ta đã phân tích có đoạn mở đầu rất ngắn, có khi chỉ dài vài câu, vài dòng. Bài luận này cũng thế. Nhưng điểm xuất sắc của Jeffrey là tuy phần mở rất ngắn, nhưng lại đầy ắp những sự kết hợp rất bất ngờ

Chi tiết nuôi các loại gia cầm có yếu tố bất ngờ. Lại còn là nuôi trong bếp, càng bất ngờ hơn. Hơn nữa, chính cha của Jeffrey đã dạy anh nuôi gia cầm càng đẩy sự ngạc nhiên lên cao. Vậy là, chỉ bằng vài từ, tác giả đã lôi cuốn chúng ta. 

Bạn hãy thử làm bài tập này: nghĩ về một điều gì đó đáng ngạc nhiên trong cuộc sống của bạn. Chẳng hạn: tôi đã học tiếng Nhật để dịch những bộ truyện tranh khó hiểu, điều không phải học sinh Việt nào cũng làm. Hãy thử công thức ấy: tôi [đã làm một điều gì đó] đặc biệt mà không phải nhiều người thực hiện.

Hãy nhớ rằng, bài luận là về bạn, dù có thể tập trung vào đối tượng khác 

While my childhood was spent in a deteriorating industrial town, my dad was raised during the onset of Mao Zedong’s Cultural Revolution. After forgoing university so his sister could attend, my dad worked on a commune as a farmer.

Đây là phần mở đầu đoạn thứ hai của tác giả. Chúng ta biết tác giả đang viết một bài luận về cha, nhưng có thể thấy, ngay từ đầu anh đã so sánh và đối chiếu trải nghiệm của cha và trải nghiệm của chính mình. Tuy đang suy ngẫm về việc cha mình là ai, ông đã lớn lên thế nào, nhưng thực sự chủ đề của bài luận lại là về chính tác giả.

Chất liệu câu chuyện cũng rất thú vị. Jeffrey kể cho ta nghe về cuộc đời của cha anh trong thời kỳ đầy biến động và những hy sinh của người cha vì gia đình. 

Tiểu tiết làm câu chuyện sống động

So while I grew up immersed in airy Beethoven melodies each morning, my dad grew up amid the earthy aromas of hay and livestock. Every time that I look between our grand piano and our baby chickens, I’m amazed by the stark differences between our childhoods, and how in raising livestock, my dad shares a piece of his own rural upbringing with me.

Ở nửa sau đoạn văn, tác giả tiếp tục so sánh và đối chiếu trải nghiệm của mình với trải nghiệm của cha. Nhưng đó không phải mục đích duy nhất của anh, vì nếu không thì anh chỉ cần viết: “I’m amazed by the stark differences between our childhoods”

Điều Jeffrey đã làm rất tốt ở đây là mang đến các chi tiết cụ thể làm sống động hoá những khác biệt này. Nào là âm nhạc Beethoven, mùi cỏ khô và động vật, cây đàn đại dương cầm, những chú gà con. Đây là những cảnh tượng và âm thanh của hai thế giới khác nhau, được đem trộn lẫn.

Tập trung vào hoàn cảnh lớn lên kỳ quặc của tác giả

Embracing these differences, my dad has introduced me to diverse experiences, from molding statues out of toilet paper plaster to building greenhouses from the ground up.

Ở đầu đoạn ba, tác giả viết về những trải nghiệm khác biệt của mình khi lớn lên cùng cha. Bên cạnh đám gia cầm trong bếp còn những trải nghiệm khác thường khác.

Hãy nhớ rằng, những ngôi trường hàng đầu không chỉ tìm kiếm những học sinh có điểm số cao nhất,mà họ còn tìm kiếm những học sinh thực sự khác biệt. Với một câu này, Jeffrey đã nhắn nhủ tới Yale rằng, anh đã được dạy dỗ một cách khác lạ, phi truyền thống, điều khiến anh trở thành một thanh niên độc đáo. 

Tích lũy sự hồi hộp bằng cách tạo nên những kỳ vọng, rồi phá vỡ chúng 

So you might be wondering: What does he do for a traditional 9-to-5 job? He’s already captained a research vessel that’s navigated across the Pacific, designed three patentable wind turbines and held every position imaginable, from sous chef to Motorola technician.

The answer? Nothing. He’s actually a stay-at-home dad right now.

Ở đây, tác giả đã khéo léo sử dụng các câu hỏi để thiết lập và phá bỏ những kỳ vọng ở độc giả. Tác giả cho ta một bức chân dung về cha anh – một người đàn ông chăm chỉ và độc đáo. Anh còn kể cho chúng ta biết thêm bốn công việc thú vị mà cha anh từng làm, từ thuyền trưởng đến kỹ sư tuabin gió. Lẽ tự nhiên, ta sẽ kỳ vọng rằng cha anh hẳn phải có một công việc ấn tượng lắm đây. 

Nhưng không. Cha anh là một người làm nội trợ. Những chi tiết đáng ngạc nhiên này tiếp tục lôi kéo ta vào câu chuyện sâu hơn.

Mở rộng ống kính, thể hiện sự trưởng thành 

My family is a matriarchy in a patriarchal community. Accordingly, I’m greeted with astonishment whenever I try to explain my dad’s financial status. “How lazy and unmotivated he must be!” Many try to hide their surprise, but their furtive glances say it all. In a society that places economic value at the forefront of worth, these assumptions might apply to other individuals, but not to my dad.

Giờ, ta đang ở thân bài luận, và từ đầu tới đây, tác giả đã rất xuất sắc trong việc kể về cha mình, đồng thời đối chiếu tuổi trẻ của mình với tuổi trẻ của cha. Điều này tốt rồi nhưng chưa đủ để có một bài luận thành công.

Bước tiếp theo, tác giả suy ngẫm về cách xã hội phản ứng trước lựa chọn trái với truyền thống từ cha mình. Anh thể hiện sự trưởng thành qua việc nhìn nhận những thành kiến ​​về văn hóa xã hội, cho ta thấy những định kiến này ảnh hưởng thế nào đến cách người khác nhìn nhận về gia đình anh.

Quan sát chưa đủ, còn phải phê bình

When I look at the media, whether it be the front cover of a newspaper or a featured story in a website article, I often see highlights of parents who work incredible hours and odd jobs to ensure their children receive a good upbringing. While those stories are certainly worthy of praise, they often overshadow the less visible, equally important actions of people like my dad.

Trong đoạn văn ngắn này, Jeffrey tiếp tục bàn  về cách xã hội (và truyền thông) nhìn nhận cha anh. Nhưng ở đây, anh chọn thực hiện bước tiếp theo. Anh đi xa hơn việc quan sát và mô tả đơn thuần, mà còn đưa quan điểm về chúng. 

Khi ta đánh giá về một điều gì đó là ta đang thể hiện giá trị của mình. Bất kỳ tuyên bố nào bắt đầu bằng cụm “mọi người nên” hoặc “mọi người không nên” đều là cánh cửa hé mở những quy tắc đạo đức cá nhân của tác giả. Ở đây, tác giả đánh giá cách xã hội nhìn nhận về cha mình và nhận thấy quan điểm đó còn thiếu sót.

Hãy tỏ lòng biết ơn

I realize now that my dad has sacrificed his promising career and financial pride to ensure that his son would get all of the proper attention, care and moral upbringing he needed. Through his quiet, selfless actions, my dad has given me more than can be bought from a paycheck and redefined my understanding of how we, as people, can choose to live our lives.

Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng ta đáng yêu nhất là khi ta tỏ lòng biết ơn. Hãy xem các bước mà tác giả tỏ lòng biết ơn của mình: 

  1. Tác giả làm ta ngạc nhiên với những chi tiết thú vị về cuộc sống của anh với cha mình
  2. Tác giả kể ta nghe về quá khứ của cha anh và những gì ông từng hy sinh
  3. Tác giả kể ta nghe về năng lực của cha, những công việc thú vị mà ông từng làm
  4. Tác giả lại làm ta ngạc nhiên khi nói với ta rằng, dù vậy, cha anh ấy hiện làm nội trợ
  5. Tác giả kể với ta về tất cả những phán xét mà cha anh nhận được từ xã hội và truyền thông vì sự lựa chọn này.
  6. Anh bác bỏ phán quyết đó, cho rằng đó là suy nghĩ thiếu sót
  7. Cuối cùng, anh bày tỏ lòng biết ơn đối với những hy sinh mà cha anh đã làm

Hành động thể hiện lòng biết ơn này rất chín chắn. Nó thực sự giúp tác giả gây ấn tượng tốt với hội đồng tuyển sinh.

Nhớ rằng: bài luận, cuối cùng, là về chính bạn

I’m proud to say that my dad is the richest man I know — rich not in capital, but in character. Infused with the ingenuity to tear down complex physics and calculus problems, electrified with the vigor of a young entrepreneur (despite beginning his fledgling windmill start-up at the age of 50) and imbued with the kindness to shuttle his son to practices and rehearsals. At the end of the day, it’s those traits in people that matter more to me than who they are on paper.

Stories like my dad’s remind me that worth can come in forms other than a six-figure salary. He’s an inspiration, reminding me that optimism, passion and creativity can make a difference in a life as young as mine. It’s those unspoken virtues that define me. Whether it’s when I fold napkin lotuses for my soup kitchen’s Christmas dinner, or bake challah bread French toast sticks for my chemistry class, I’m aware that achievement doesn’t have to be measured empirically.

Ngay từ đầu, như chúng tôi chỉ ra, bài luận về người cha thực ra là bài luận về chính Jeffrey. Ở đoạn này, bạn có thể thấy chính xác sự diễn ra của quá trình chuyển tiếp đó.

Đây là phân đoạn cuối trước khi Jeffrey chuyển trọng tâm về chính mình. Anh bày tỏ trực tiếp với hội đồng tuyển sinh về những giá trị mà cha anh đã truyền đạt lại cho anh. Và lần đầu tiên, anh kể cho ta những chi tiết cụ thể về cuộc đời của anh, chứ không phải của cha anh.

Nếu không có phần này, bài luận chỉ là một lá thư tri ân đến cha, chứ không phải một bài luận ứng tuyển đại học.

Hướng tới tương lai

It’s that entrepreneurial, self-driven determination to bring ideas to life that drives me. My dad lives life off the beaten path. I, too, hope to bring that unorthodox attitude to other people and communities.

Bài luận của Jeffrey đến đây là gần như hoàn chỉnh. Từ đầu tới giờ, bài viết hoàn thành xuất sắc việc nhìn về quá khứ. Bài viết đi sâu vào tuổi thơ của tác giả, tuổi thơ của người cha, vào những công việc cũ, những cuộc phiêu lưu của hai cha con. 

Nhưng bài luận không phải là một hồi ký. Bạn đang phải thể hiện rằng bạn đã sẵn sàng dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mới: du học. Vì vậy, điều quan trọng là phải hướng nguồn năng lượng dành cho tương lai trong bài viết. Ở đoạn này, tác giả đã thoát ra khỏi quá khứ để nhìn về phía trước, về cuộc sống ý nghĩa mà anh hướng đến.

Kết bài không cần dài

All too often I’m left with the seemingly unanswerable question: “What does my dad do?” But the answer, all too simply, is that he does what he does best: Inspire his son.

Phần mở đầu bài luận này ngắn gọn, và kết luận cũng ngăn nắp không kém. Ở những dòng cuối cùng này, Jeffrey trở lại cảm giác biết ơn nồng nhiệt đối với cha mình. Cách diễn đạt ở đây rất sáng tạo và hấp dẫn. Nhưng nó gợi nên những cảm giác mà người đọc sẽ nhớ rất lâu.

Có thêm câu hỏi?

Trò chuyện với cố vấn của chúng tôi