Phân tích một bài luận được nhận vào Đại học Cornell – học sinh Việt có thể học được những gì?
- Chuẩn bị & Nộp đơn
Cùng chúng tôi học hỏi kinh nghiệm từ một sinh viên quốc tế đã từng được nhận vào Đại học Cornell, thông qua bài luận của họ.
Đại học Cornell, có lẽ không phải nói nhiều nữa, là một trong những ngôi trường Ivy League danh bất hư truyền. Năm 2023, tỉ lệ chấp nhận của họ chỉ là 8,2%! Điều đó có nghĩa là, để được nhận vào ngôi trường này, bạn không chỉ cần điểm cao, kết quả thi tốt. Bạn còn cần cả một bài luận xuất sắc. Cho dù bạn có dự định nộp đơn vào Cornell hay không, bài luận này của ứng viên Neeya Hamed có thể giúp bạn hiểu điều gì làm nên một bài luận thành công.
Neeya Hamed chọn quay trở lại nguồn cội của mình
Bài luận dưới đây là của Neeya Hamed, một người nhập cư từ Sudan đã được nhận vào Đại học Cornell. Bài luận của cô mang cái nhìn đẹp đẽ và thơ mộng vào xã hội đã nuôi dưỡng cô và xã hội mà cô đang sống ngày nay. Hamed đang thảo luận về trải nghiệm sống giữa hai nền văn hóa, chính vì thế mà bài viết của cô là một ví dụ mẫu mực để sinh viên quốc tế tham khảo.
Chúng tôi sẽ trích dẫn toàn bộ bài luận bằng tiếng Anh. Bạn nên đọc toàn văn. Sau đó, ta sẽ cùng phân tích cặn kẽ để xem vì sao đó là một bài luận hay và thành công. Từ đó, chúng tôi sẽ rút ra một vài bài học kinh nghiệm để bạn có thể áp dụng kể câu chuyện của riêng mình, theo cách của riêng mình.
Bài luận
Sitting on monobloc chairs of various colors, the Tea Ladies offer healing. Henna-garnished hands deliver four cups of tea, each selling for no more than 10 cents. You may see them as refugees who fled the conflict in western Sudan, passionately working to make ends meet by selling tea. I see them as messengers bearing the secret ingredients necessary to truly welcome others.
On virtually every corner in Sudan, you can find these Tea Ladies. They greet you with open hearts and colorful traditional Sudanese robes while incense fills the air, singing songs of ancient ritual. Their dexterous ability to touch people’s lives starts with the ingredients behind the tea stand: homegrown cardamom, mint and cloves. As they skillfully prepare the best handmade tea in the world, I look around me. Melodies of spirited laughter embrace me, smiles as bright as the afternoon sun. They have a superpower. They create a naturally inviting space where boundless hospitality thrives.
These humble spaces are created by people who do not have much. Meanwhile, in America, we possess all the tangible resources. Why is it, then, that we fruitlessly struggle to connect with one another? On some corners of Mill Basin, Brooklyn, I discovered that some people don’t lead their lives as selflessly.
I never imagined that the monobloc chair in my very own neighborhood would be pulled out from under me. Behind this stand, the ingredients necessary to touch my life were none but one: a friendly encounter gone wrong. While waiting for ice cream, a neighbor offered to pay for me. This deeply offended the shop owner glaring behind the glass; he resented my neighbor’s compassion because his kindness is reserved for those who do not look like me. The encounter was potent enough to extract the resentment brewing within him and compelled him to project that onto me.
“I guess Black lives do matter then,” he snarked.
His unmistakably self-righteous smirk was enough to deny my place in my community. It was enough to turn a beautiful sentiment of kindness into a painfully retentive memory; a constant reminder of what is to come.
Six thousand three hundred and fifty-eight miles away, Sudan suddenly felt closer to me than the ice cream shop around the corner. As I walked home, completely shaken and wondering what I did to provoke him, I struggled to conceptualize the seemingly irrelevant comment. When I walk into spaces, be it my school, the bodega or an ice cream shop, I am conscious of the cardamom mint, and cloves that reside within me; the ingredients, traits and culmination of thoughts that make up who I am, not what I was reduced to by that man. I learned, however, that sometimes the color of my skin speaks before I can.
I realized that the connotations of ignorance in his words weren’t what solely bothered me. My confusion stemmed more from the complete lack of care toward others in his community, a notion completely detached from everything I believe in. For the Tea Ladies and the Sudanese people, it isn’t about whether or not people know their story. It isn’t about solidarity in uniformity, but rather seeing others for who they truly are.
Back in Khartoum, Sudan, I looked at the talents of the Tea Ladies in awe. They didn’t necessarily transform people with their tea, they did something better. Every cup was a silent nod to each person’s dignity.
To the left of me sat a husband and father, complaining about the ridiculous bread prices. To the right of me sat a younger worker who spent his days sweeping the quarters of the water company next door. Independent of who you were or what you knew before you got there, their tea was bridging the gap between lives and empowering true companionship, all within the setting of four chairs and a small plastic table.
Sometimes, that is all it takes.
Phân tích cụ thể từng câu
Sau khi đọc bài luận trên, bây giờ, ta sẽ cùng đọc với nhau để hiểu làm cách nào mà bài luận này trở nên khác biệt, cũng như hiểu được những lựa chọn của Neeya giúp cô thành công.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý, bài luận này được viết theo phong cách giàu chất thơ. Có thể, đó không phải là phong cách của bạn. Nhưng kể cả như vậy thì vẫn có rất nhiều điều bạn sẽ học được từ bài luận này.
Thiết lập một sân khấu với những chi tiết đầy màu sắc
Sitting on monobloc chairs of various colors, the Tea Ladies offer healing. Henna-garnished hands deliver four cups of tea, each selling for no more than 10 cents.
Ngay khi bài luận bắt đầu, độc giả nhận ra ngay, đây không phải bối cảnh “điển hình” của nước Mỹ. Neeya đã mở đầu bằng đoạn mô tả về những người phụ nữ bán trà thảo mộc ở quê nhà, dù lúc này ta chưa biết quê hương cô ở đâu.
Mặc dù những chi tiết như những chiếc ghế nhựa đơn sắc hay những bàn tay pha trà được vẽ trang trí hoạ tiết Henna là những chi tiết rất giản dị và quen thuộc ở quê nhà của Neeya, nhưng chúng lại khá xa lạ đối với độc giả ở Mỹ. Liệu bạn có thể nghĩ ra những chi tiết nào trong cuộc sống tưởng như rất đỗi bình thường với bạn, nhưng lại rất mới lạ với một nhân viên tuyển sinh người Mỹ không?
Nắm bắt điều làm nên sự khác biệt của bạn
You may see them as refugees who fled the conflict in western Sudan, passionately working to make ends meet by selling tea. I see them as messengers bearing the secret ingredients necessary to truly welcome others.
Đến nửa sau của đoạn đầu tiên, tác giả đã thể hiện mục đích bài luận của mình, là thảo luận các ý tưởng về cộng đồng nơi quê hương cô lớn lên, và nơi mà cô hiện đang sinh sống.
Hãy để ý cách tác giả dùng từ “you” để nói đến các cán bộ tuyển sinh, và “I” để nói về bản thân, nhằm tạo ra một khoảng cách giữa họ. Thoạt nhìn thì đây là một lựa chọn không tốt lắm, nhưng thực ra, đó là một chiến lược tuyệt vời trên tư cách tác giả. Cô đang khẳng định danh tiếng ngay đoạn đầu bài luận, và ngầm cho thấy cô ấy khác biệt với những ứng viên khác nộp hồ sơ vào Cornell. Cô ấy rất đặc biệt, và những gì cô ấy có thể mang lại cho ngôi trường cũng là có một không hai.
Đưa người đọc tới một miền đất mới bằng văn miêu tả
On virtually every corner in Sudan, you can find these Tea Ladies. They greet you with open hearts and colorful traditional Sudanese robes while incense fills the air, singing songs of ancient ritual. Their dexterous ability to touch people’s lives starts with the ingredients behind the tea stand: homegrown cardamom, mint and cloves.
Nếu cuộc sống ở Việt Nam là một phần trong bài luận của bạn, mà chúng tôi tin rằng nhiều khả năng là như thế, thì bạn cần nhớ rằng, bạn đang viết cho một độc giả gần như chẳng biết chút gì về Việt Nam hết. Cho nên, bạn viết càng chi tiết thì bạn càng có thể đưa độc giả tới bối cảnh của bạn.
Bạn có thể xem cách tác giả đang làm ở đây. Chúng ta có thể nhìn thấy, ngửi thấy, thậm chí nếm thấy những gì có mặt trong cảnh này. Đoạn văn miêu tả đẹp đến mức nó sẽ ở lại lâu trong tâm trí người đọc.
Đặt mình vào khung cảnh
I look around me. Melodies of spirited laughter embrace me, smiles as bright as the afternoon sun. They have a superpower. They create a naturally inviting space where boundless hospitality thrives.
Nhưng bài luận của bạn không thể chỉ là một bài văn mô tả. Bạn phải ở trong khung cảnh ấy. Bạn không thể chỉ kể lể nơi ấy trông ra sao, mà còn phải nói được chúng mang ý nghĩa gì với bạn.
Đó chính xác là điều mà tác giả ở đây đang làm trong đoạn cuối khổ hai, khi cô ấy viết về sự thân thiện của những người bán trà.
So sánh và đối chiếu để người đọc có thể thấy mạch suy nghĩ của bạn
These humble spaces are created by people who do not have much. Meanwhile, in America, we possess all the tangible resources. Why is it, then, that we fruitlessly struggle to connect with one another? On some corners of Mill Basin, Brooklyn, I discovered that some people don’t lead their lives as selflessly.
Bài luận của Neeya dùng rất nhiều biện pháp so sánh và đối chiếu cảm giác về những công đồng tại Sudan và Mỹ. Trong đoạn thứ ba, cô ấy đã so sánh trực diện. Cô mô tả những người Sudan, tuy thiếu thốn tiền bạc và nguồn lực nhưng lại luôn hào phóng hơn người Mỹ. Cô đặt câu hỏi: Tại sao?
Ẩn dụ rất hay, nhưng không dễ dùng
I never imagined that the monobloc chair in my very own neighborhood would be pulled out from under me. Behind this stand, the ingredients necessary to touch my life were none but one: a friendly encounter gone wrong.
Mở đầu đoạn 4, tác giả cho chúng ta một câu văn đầy phong cách với cặp ẩn dụ được cài cắm. Nếu bạn đã quen với ẩn dụ thì hãy cứ tự nhiên sử dụng chúng. Tuy nhiên, nếu không quen, thì bạn không nên gò ép bản thân sử dụng ẩn dụ trong bài luận.
Hãy nhớ rằng những ngay cả những học sinh xuất sắc cũng không phải không phạm sai lầm. Bài luận của họ không hoàn hảo. Đọc một bài luận, ta có thể học được cả điều nên học tập và điều nên tránh. Ví dụ, trong bài luận này, ở hai câu trên, những ẩn dụ quá đà làm cho đoạn văn mất đi sức sống. Bài luận sẽ mạnh hơn nhiều nếu không có những câu này.
Đặt độc giả vào một khoảnh khắc
While waiting for ice cream, a neighbor offered to pay for me. This deeply offended the shop owner glaring behind the glass; he resented my neighbor’s compassion because his kindness is reserved for those who do not look like me. The encounter was potent enough to extract the resentment brewing within him and compelled him to project that onto me.
“I guess Black lives do matter then,” he snarked.
May sao, đến nửa sau của đoạn 4, tác giả đã trở lại đúng hướng. Bài luận trở nên mạnh hơn nhiều khi tác giả đưa ta vào một khung cảnh cụ thể, cho chúng ta chứng kiến cuộc gặp gỡ không dễ chịu gì với với một người chủ cửa hàng cho rằng những người như Neeya không nên được đối xử tử tế. Đây là bước ngoặt của bài luận, và tác giả làm nó trở nên đáng nhớ bằng cách cho chúng ta chứng kiến khung cảnh như thể nó vừa xảy ra.
Đừng chỉ kể lể về trải nghiệm, hãy suy tư về nó
His unmistakably self-righteous smirk was enough to deny my place in my community. It was enough to turn a beautiful sentiment of kindness into a painfully retentive memory; a constant reminder of what is to come.
Six thousand three hundred and fifty-eight miles away, Sudan suddenly felt closer to me than the ice cream shop around the corner. As I walked home, completely shaken and wondering what I did to provoke him, I struggled to conceptualize the seemingly irrelevant comment.
Nhiều người viết non tay sẽ chỉ mô tả một cảnh hay ho nhưng lại không tiến thêm một bước là suy tư về ý nghĩa của cảnh ấy. Một trong những điều mà tác giả đã làm rất tốt ở đây là cô không chỉ kể về cảm giác buồn bã, rúng động khi bị đối xử một cách độc ác, mà cô còn đặt ra những câu hỏi từ đó.
Bạn nghĩ tại sao trải nghiệm này khiến tác giả cảm thấy gần gũi với Sudan hơn là cửa hiệu kem? Đã bao giờ trong đời bạn có ai đó nói điều gì khiến bạn cảm thấy như mình không thuộc về một nhóm “khác” nào đó chưa?
Lặp lại để tạo ý nghĩa
When I walk into spaces, be it my school, the bodega or an ice cream shop, I am conscious of the cardamom mint, and cloves that reside within me; the ingredients, traits and culmination of thoughts that make up who I am, not what I was reduced to by that man. I learned, however, that sometimes the color of my skin speaks before I can.
Mặc dù tác giả tiếp tục nói về việc cô cảm thấy bị lời nhận xét tàn nhẫn của người chủ hiệu “thu bé” lại thành một “kẻ ngoài cuộc” thế nào, nhưng hãy để ý thêm cách mà cô lặp lại những hình ảnh trong đoạn mở đầu. Những hương liệu trà đã sống bên trong cô và là cốt lõi con người cô.
Những hương vị, mùi hương, cảnh vật hay thanh âm nào từ Việt Nam có thể dùng để miêu tả sự kết nối của bạn với quê hương? Là tiếng rao hàng trong khu chợ sáng, hay tiếng giao thông ồn ào, hay tiếng chuyện trò huyên náo nơi một nhà hàng? Những chi tiết như thế sẽ rất hấp dẫn với các cán bộ tuyển sinh đọc bài luận của bạn.
Đặt trái tim và tâm hồn của bạn vào bài luận
I realized that the connotations of ignorance in his words weren’t what solely bothered me. My confusion stemmed more from the complete lack of care toward others in his community, a notion completely detached from everything I believe in. For the Tea Ladies and the Sudanese people, it isn’t about whether or not people know their story. It isn’t about solidarity in uniformity, but rather seeing others for who they truly are.
Bài luận thực sự trở nên tuyệt vời khi người viết chuyển từ suy ngẫm về trải nghiệm riêng của mình, về quê hương của mình, sang triết lý đạo đức của cô. Cô đưa ra những đánh giá về người chủ hiệu, và qua đó, thể hiện những quan điểm của mình về sự hoà nhập, về phẩm giá.
Thi thoảng, ẩn dụ cũng cần thiết
Back in Khartoum, Sudan, I looked at the talents of the Tea Ladies in awe. They didn’t necessarily transform people with their tea, they did something better. Every cup was a silent nod to each person’s dignity.
Ban nãy, chúng ta đã hơi khắt khe với một số ẩn dụ mà tác giả dùng. Nhưng đoạn này thì cách cô liên hệ những tách trà với sự nhận thức về phẩm giá hay hơn rất nhiều.
Đoạn này cũng cho thấy việc nhắc lại một vài chi tiết đã xuất hiện là rất quan trọng.
Đôi khi, tất cả những gì bạn cần chỉ là một hình ảnh mạnh
To the left of me sat a husband and father, complaining about the ridiculous bread prices. To the right of me sat a younger worker who spent his days sweeping the quarters of the water company next door. Independent of who you were or what you knew before you got there, their tea was bridging the gap between lives and empowering true companionship, all within the setting of four chairs and a small plastic table.
Sometimes, that is all it takes.
Một trong những điều hay của bài luận này là cấu trúc đầu cuối tương ứng – mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh về những phụ nữ bán trà. Nhưng ở đoạn cuối, hình ảnh đó đã được nâng tầm. Ta được thấy một khung cảnh lớn xung quanh những người phụ nữ này, những người đang phục vụ cho một cộng đồng đầy màu sắc. Và đây là ý tưởng của tác giả về việc một cộng đồng nên được xây dựng thế nào, và đó là điều mà cô lưu luyến về quê hương khi cô sống ở Mỹ.
Khi bạn viết, chúng tôi khuyên bạn nên nghĩ về một khung cảnh tương tự, nắm bắt được tinh thần cộng đồng ở địa phương mà bạn sống. Đó có thể là hình ảnh những người dân chài đánh cá mỗi sáng, hay những người già ngồi chơi cờ tướng trong công viên, những đứa trẻ đẹp xe về nhà.
Hãy nghĩ về câu hỏi này: trong mắt bạn, thế nào là hình ảnh của một cộng đồng?